Phận làm con dev cũng chả khác gì nhân sĩ hành tẩu giang hồ, giang hồ hiểm ác, bug biếc khó lường. Trước khi hành tẩu, quý nhân sĩ vui lòng mở cẩm nang ra đọc, dù không được mười cũng được một phần hai, hơn người khác dù nửa chiêu số cũng là hơn được một nửa phần chiến thắng.
Hồi một – Tri kỷ tri bỉ, bách chiến bách thắng
Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng
Cũng giống bao cái game mmo phong cách kiếm hiệp, khi reg một cái nick, bắt đầu tạo nhân vật, chạy những cái Q chính tuyến đầu tiên ra sao, thì bước vào hành tẩu trong giới lập trình cũng y chang vậy. Bước đầu lúc nào cũng lạ lẫm, bỡ ngỡ, không thiếu những câu hỏi nảy ra trong đầu: “Sao chúng nó ăn cái giống gì mà mạnh vậy!?”
Cũng như bao cái game mmo đó, mấy đứa lập trình cũng có hai dạng thôi: dân cày (nông dân) và dân chuyên cash-shop.
Nếu bạn muốn nhân vật của mình trông đẹp, skill đánh ra phải mạnh, dễ dàng cày Dungeon, và quan trọng là Up level trong một thời gian ngắn, thì cứ Cashshop mà triển, tiết kiệm sức lực và thời gian. Tất nhiên, thể loại này chỉ dành cho các cao thủ mà tiền chất lên tới nóc tủ.
Coder y chang vậy. Với vốn kiến thức được dạy trong nhà trường thì chỉ như là “Thô thiển công phu”, luyện cho tráng kiện thân thể, chứ lao vào giang hồ khéo đi về bán hành còn giàu nhanh hơn. Lúc này thì các đại gia hoặc kha khá gia bắt đầu nghĩ một cách nhanh hơn trang bị cho nhân vật của mình những trang bị khủng, bí kíp khủng nhằm xưng bá quần hùng trong một nốt nhạc: thường thì cách nhanh nhất là đăng ký học các khóa dạy lập trình từ cơ bản đến nâng cao ở các trung tâm. Thời gian tầm 3-6 tháng là đủ để bắt đầu hành tẩu giang hồ rồi. Sau đó thì cứ Cash đều đặn và ngày top server không còn xa.

Loại thứ 2, nhà nông và chăm chỉ cày bừa, chờ vụ mùa bội thu. Loại này thì lại chia ra 2 thứ nhỏ hơn nữa là thể loại cày đầu game, và late game. Loại cày đầu game thì nhan nhản, gần như là thằng nào mới bắt đầu vào game cũng nghĩ: “Mình sẽ cày bừa, chứng minh cho nhân loại thấy là thắng bại tại kỹ năng”. Nhưng mà đâu khoảng bảy lần bảy bốn mươi chín ngày thì bắt đầu nản. Đầu tiên là nó chửi nhà phát hành, game gì mà khó quá, sau đó nó chửi người chơi, bố cái bọn nhà giàu nạp tiền, sau nó quay sang chửi cả NPC. Sau cùng, loại này sẽ đi về một trong hai hướng: bỏ game, hoặc gia nhập Cashshop-ers.
Vậy còn bọn late-game thì sao? Bọn này thật sự là một bọn hết sức nguy hiểm. Dù cho có gian nan, đôi lần mất ý chí khi liên tục ngậm hành và không ngóc đầu lên được, vẫn kiên quyết bám trụ tới cùng, vì một xã hội dân giàu, à mà thôi… Loại này thực sự rất ghê gớm. Dựa vào kinh nghiệm gục ngã của bản thân mà càng ngày càng đúc kết được rất nhiều bí kíp đột phá lẫn kinh nghiệm cũng như vài trick để dễ dàng len lỏi. Đầu game thì yếu nhớt, chủ yếu đi train quái, farm kinh nghiệm, đọc bài review, kiếm mẹo, … dần dà thì dựa vào trick, bí kíp và đột phá mà farm đồ, trang bị. Sau đó về late-game thì đi dằn hành vào họng bọn cashshop. Thắng bại tại kỹ năng.
Tuy nhiên, con đường này thì đầy chông gai và hao tốn không ít thời gian lẫn công sức, được thực hiện bởi những người chuyên nghiệp, khán giả vui lòng không thử ở nhà!
Coder y chang vậy, chấp nhận bỏ thời gian và công sức để tu luyện bản thân, nhằm tránh lãng phí tiền bạc mà vẫn có nhiều trang bị để tham gia cuộc chơi. Phải online thường xuyên và chăm chỉ tham gia event để kiếm thêm tí chút exp (thậm chí là tiền thưởng để build đồ). Tuy nhiên, bằng việc chấp nhận thất bại nhục nhã ê chề đắng cay, người chơi có thể luyện được nhiều skill cá nhân và trick mà không cash shop nào bán, đồng thời đánh đổi rất nhiều thời gian, và điều tiên quyết là phải tự cung, à không, phải có ý chí kiên định vững vàng, một trái tim nóng và một cái đầu lạnh (nghĩa bóng, không nên đem nấu trái tim và cất não trong ngăn đá). Trời sẽ không phụ lòng người, nhân duyên kỳ ngộ thường sẽ đến với những người như thế.
Hồi 2 – Cách lên đồ, cộng điểm tiềm năng và kỹ năng ra sao? (Chờ, sắp ra mắt)